వాడుకరి:Grendill

వికీపీడియా నుండి
Jump to navigation Jump to search

Thành kỳ ý (誠其意) là nhan đề một tập truyện ngôn tình của nhóm tác giả Linh&San, phát hành ngày 17 tháng 1 năm 2016 tại Hà Nội[1]. Chưa kịp hai tuần sau khi trình diện báo giới, sách đã bị độc giả tố giác[2] ấn bản có quá nhiều lỗi chính tả, dùng sai từ Hán Việt; trong cộng đồng mạng cũng dấy lên làn sóng chỉ trích những biểu hiện đạo văn[3], lừa đảo tiền bạc[4] và trốn trách nhiệm của người trong cuộc[5].

Ý tưởng

[మార్చు]

Tên Thành kỳ ý (誠其意) được rút từ câu "Sở vị thành kỳ ý giả, vô tự khi dã; như ố ác xú, như hảo hảo sắc"[6] (所謂誠其意者,毋自欺也。 如惡惡臭,如好好色). Nhưng lại có luận điểm cho rằng, đặt nhan đề như vậy là tối nghĩa[7], vì chữ kỳ (其) vốn là liên từ, chỉ thành ý (誠意) đã đủ[8]. Tuy nhiên, theo lời tác giả Linh: "Ban đầu, tiểu thuyết được đặt cho cái tên 'Mỹ nhân khuynh thành', sau đó được đổi thành 'Đế vương giai nhân', đều với ý nhấn mạnh vai trò của nhân vật nữ chính đối với bốn vị Hoàng tử triều Lê và cuộc binh biến tranh đoạt ngai vàng giữa họ. Sau này, một lần nữa, tác phẩm được đổi tên: 'Trường lạc mộng', giấc mộng hoan vui, lâu dài, và 'Trường Lạc' cũng là tôn hiệu của Huy Gia Thuần Hoàng hậu, một trong những Hoàng hậu, Hoàng thái hậu có cuộc đời nhiều biến động, thăng trầm nhất trong Lịch sử phong kiến Việt Nam, nhân vật nữ chính trong cuốn tiểu thuyết này".

Nhóm tác giả dự định viết 5 tập, nhưng đến thời điểm 2016 mới đặt tên cho 3 tập, lần lượt là Máu, HoaLệ. Tiểu thuyết chọn bối cảnh nhà Lê sơ, trải các triều vua Thái Tông, Nhân TôngThánh Tông; xuyên suốt là câu truyện về cuộc đời, tình yêu và duyên nợ của nàng Ngọc Huyên với bốn huynh đệ nhà đế vương[9] (hợp thành ngũ hành).

Từ khi còn là một con bé, tôi đã từng ôm ấp một giấc mơ, rằng đến một ngày không xa nào đó, những đứa trẻ với màu da hay tiếng nói khác chúng ta cũng sẽ kể những câu chuyện về tổ tiên, cha ông, các vị vua và anh hùng nước Việt.

—Trích Tựa 1 của Linh

Điều gọi là 'thành thực với ý mình' là đừng tự lừa dối bản thân. Trong cuộc chiến giành hoàng vị chưa bao giờ đơn giản, có người đã đạt được tất cả nhưng lại mất đi chính mình, có người chẳng còn lại gì duy chỉ có một tâm hồn bình lặng. Sau cùng, chỉ có họ mới biết đối với mình điều gì mới là quan trọng hơn tất thảy: Quyền lực ? Tình yêu ? Sinh mạng ? Câu trả lời nằm ở ba chữ 'thành kỳ ý' trong sâu thẳm mỗi người.

—Trích Tựa 2 của Linh

Trách nhiệm Danh nghĩa Nhân sự
Biên soạn Nhóm Linh&San Lê Ngọc Linh (Linh) và Bùi Hải Bình (San)
Tư vấn Nhóm Đại Việt Cổ Phong Trần Thị Thanh Trúc, Phan Huy Lê, Cù Minh Khôi, Trương Tuấn Anh, Ngô Quang Thiện, Phan Thanh Nam, Nguyễn Duy,
Nguyễn Ngọc Phương Đông, Đặng Minh Thắng, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Lê Hoàng Anh, Đặng Bá Minh Công...[10]
Quảng cáo và gọi quỹ Nhóm Comicola Nguyễn Khánh Dương
Ấn loát Nhà xuất bản Văn Học
Phát hành Nhà sách Đông A

Nội dung

[మార్చు]

Ngọc Huyên cùng người anh song sinh của mình là Anh Vũ từ nhỏ đã lớn lên bên Tư Thành, vốn là một hoàng tử nhưng vì thân mẫu mang trọng tội nên bị trục xuất khỏi hoàng cung và phải sống một cuộc đời ẩn dật. Sau này, khi Tư Thành được hoàng thượng gia ân tìm đón về kinh thành, phong làm Bình Nguyên vương, mang thân phận cao quý và nhận được sự sủng ái của nhà vua cùng nhiếp chính thái hậu, tình cảm giữa ba đứa trẻ vẫn vô cùng gắn bó, không hề thay đổi. Nhưng quãng thời gian yên bình ấy không kéo dài được bao lâu. Dưới sự thúc ép của các đại thần trong triều, hoàng thượng vì không có người nối dõi nên đã định lập một người trong ba huynh đệ của mình vào ngôi vị thái tử vốn đã bỏ trống quá lâu. Khi cuộc chiến tranh giành hoàng vị nổ ra, Ngọc Huyên vô tình bị lôi kéo vào những chuyện đấu đá, mưu mô của các phe phái trong triều đình. Đó cũng là lúc thân phận đặc biệt của nàng và Anh Vũ bị tiết lộ: Hóa ra, bọn trẻ không phải những gia thần bình thường trong vương phủ mà là hậu duệ còn sót lại của quan Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi, cũng tức là tội thần đang lẩn trốn án tru di tam tộc, nhưng ngay chính bản thân họ vốn cũng không hề hay biết. Từ đây, cuộc đời huynh muội Ngọc Huyên bắt đầu trải qua những tháng ngày đầy sóng gió xoay quanh cuộc chiến giành quyền lực và sinh tử tồn vong trong hoàng cung.

  • Tập 1: Máu (2015)

Mọi chuyện bắt đầu từ một chuyến tuần du xuống phía Nam của Hoàng đế Đại Bảo (tức Lê Thái Tông), nơi mà ngài tình cờ gặp một người con gái có thân thế kỳ lạ, đem lòng sủng ái và đưa nàng về cung, phong làm Thần phi, đứng hàng cao nhất trong các bậc phi tần. Sự kiện ấy đã dẫn tới hàng loạt sóng gió trong triều đình, mà mở đầu là sự kiện hoàng đế phế trưởng lập thứ và vụ huyết án Lệ Chi viên khiến 400 con người trong gia tộc họ Nguyễn bị đem ra xử chém trong cùng một ngày. Trong vụ án ấy, chỉ duy nhất người thiếp thứ tư của Ức Trai tiên sinh đang mang trong mình giọt máu cuối cùng của dòng họ quan Hành khiển Nguyễn Trãi may mắn trốn thoát, được đưa tới ẩn náu tại nơi mẹ con tứ Hoàng tử Lê Tư Thành đang lẩn trốn sự truy lùng của Thần phi. Vài tháng sau, bà sinh hạ cặp song sinh trai gái đặt tên Anh Vũ - Ngọc Huyên. Ba đứa trẻ dần lớn lên bên nhau, vô tư hồn nhiên, hoàn toàn không không biết về lai lịch thực sự của mình cũng như những tranh đoạt quyền lực vẫn ngấm ngầm diễn ra trong hậu cung. Nhưng những ngày tháng yên bình không kéo dài được bao lâu khi Tư Thành được gia ân tìm đón về kinh thành, phong làm Bình Nguyên vương, mang thân phận cao quý và nhận được sự sủng ái của nhà vua cùng nhiếp chính Thái hậu. Sau này, ba đứa trẻ lớn lên rơi vào vòng xoáy tranh đoạt quyền lực chốn hoàng cung.

  • Tập 2: Hoa (2016)
  • Tập 3: Lệ (2017)
  • Tập 4: ? (2018)
  • Tập 5: ? (2019)

Nhân vật

[మార్చు]
Chính Mô tả
Ngọc Huyên (Hỏa) Nữ chính, được cho là hậu duệ của Nguyễn Trãi
Nguyễn Anh Vũ (Hỏa) Bào huynh của Ngọc Huyên
Lê Tư Thành (Thổ) Nam chính, tức là Lê Thánh Tông
Lê Bang Cơ (Thủy) Tức là Lê Nhân Tông
Lê Nghi Dân (Kim) Tức là Lệ Đức hầu, bào huynh của Bang Cơ
Lê Khắc Xương (Mộc) Tức là Cung vương
Phụ Mô tả
Lê Nguyên Long Tức là Lê Thái Tông
Lê Tư Tề Tức là Quận Ai vương, bào huynh của Nguyên Long
Công chúa Diên Trường Bào tỉ của Bang Cơ, có mối quan hệ tình dục phi luân với đứa em[3]
Quý phi Dương Thị Bí Thân mẫu của Nghi Dân
Thần phi Nguyễn Thị Anh Chính thất của Nguyên Long, thân mẫu của Bang Cơ
Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao Thiếp của Nguyên Long, thân mẫu của Tư Thành
Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi Tổ phụ của Ngọc Huyên và Anh Vũ
Phu nhân Nguyễn Thị Lộ Gia thiếp của Nguyễn Trãi

Văn phong

[మార్చు]

Ấn bản đầu tiên của Thành kỳ ý bị nhiều độc giả phê phán về lối hành văn trúc trắc, thường xuyên lặp ý và thừa từ. Tuy nhiên, điểm gây chú ý nhiều hơn là sai sót chính tả và việc lạm dụng cẩu thả từ Hán Việt.

  • Lỗi chính tả: Sự xuất hiện với mật độ dày đặc của dấu chấm than[2], câu văn rườm rà khuôn sáo...
  • Lạm dụng từ Hán Việt: Trong một đoạn hội thoại, "thụy liên" (睡蓮) được các nhân vật của truyện giải thích là hoa sen ngủ "tỏa hương thơm ngát một vùng"[3], dù thực tế là tên loài súnghoa này không có mùi lan tỏa. Ngoài ra, chức thái giám thời Lê sơ là hạng võ quan nhưng truyện sửa là hoạn quan[3]. Một số khẩu ngữ "nữ nhi", "nô tài", "tiểu nhân" vốn xuất hiện muộn hơn thời điểm thế kỷ XV được đưa vào truyện với số lượng đáng kể. Bên cạnh đó, tác giả cũng cố gắng chiết tự[11] nguyên danh và tước hiệu của các nhân vật như Nguyễn Thị Anh, Lê Tư Thành nhằm thỏa mãn triết lý truyện.
  • Hiểu sai kiến thức phong hóa - lịch sử: Nhân vật Công chúa Diên Trường - chị cùng mẹ của vua Lê Nhân Tông - vốn là đức bà Vệ quốc Trưởng công chúa Lê Thị Ngọc Đường (黎氏玉堂, 1439 - ?); tình tiết Diên Trường và Bang Cơ có mối quan hệ ái tình vượt đạo lý từ lúc 12 tuổi cũng khác sử ký, vì Công chúa Ngọc Đường vốn mắc tật câm bẩm sinh, đã hạ giá làm vợ ấm sinh Lê Quát - trưởng nam của quan Thái úy Lê Thụ - từ khi lên 10 tuổi[12]; chiếc trâm cài của các nữ nhân vật được gợi ý từ trâm của nữ lưu Triều Tiên, vốn to bản như chiếc đũa để cố định búi tóc dày, được độc giả phát hiện là không hề giống thứ trâm mỏng như kim của nữ lưu Trung HoaAn Nam, tên "hoàng liên trâm"[13] và cả "diên trường" cũng không đúng ngữ pháp; lầm lẫn hai ngày lễ Xá tội vong nhânVu-lan; coi nghi thức Quá đường của các phái Đại thừaTiểu thừa như một[3]...

Sự kiện bên lề

[మార్చు]

Nhóm tác giả và nhà bảo trợ Comicola tiến hành chiến dịch quảng cáo và vận động tài chính trong khoảng 2 tháng trước khi chính thức xuất bản, nhưng liền sau đó là những cáo buộc đạo văn[2] khiến Thành kỳ ý trở nên một chủ đề nóng trên các diễn đàn văn chương. Trước khi công khai hiện diện tại quầy sách toàn bộ nội dung ấn phẩm đều được bảo mật, chỉ những tranh minh họa được minh bạch hóa ngay từ đầu để gây sức hấp dẫn.

Điều tôi nghe nhiều nhất thời gian gần đây chính là câu: 'Thành Kỳ Ý dùng lịch sử để PR'. Cá nhân tôi thì nghĩ ngược lại, rằng Thành Kỳ Ý đang PR cho lịch sử Việt Nam, giống như cách mà Hoàng Hậu Ki PR cho lịch sử Hàn Quốc, giống như cách mà Bộ Bộ Kinh Tâm PR cho lịch sử Trung Quốc.[2]

—Linh

Quảng cáo và kêu gọi góp quỹ xuất bản

[మార్చు]

Trước khi sách xuất hiện trên thị trường, nhóm PR của Thành kỳ ý đã tung ra hàng loạt hình thức quảng cáo kèm khuyến mại, bên cạnh việc kêu gọi ủng hộ tiền ấn hành (crowdfunding)[14]. Ngoài ra, việc xếp loại được nhóm PR đưa ra một cách không đồng nhất trên nhiều ấn phẩm, phương tiện truyền thông khác nhau: Tiểu thuyết cung đấu có yếu tố lịch sử, tiểu thuyết lãng mạn có yếu tố lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết truyện tranh...

Đối với hình ảnh minh họa, họa sĩ và bản thân tôi đã nghiên cứu rất kỹ về tư liệu dùng cho phỏng dựng, minh họa, cũng như được sự tư vấn của nhóm Đại Việt Cổ Phong, là nhóm các bạn trẻ yêu thích và có kiến thức về lịch sử Việt Nam từ trang phục, kiến trúc, phong tục... tới các triều đại. Có thể nói, nguồn tư liệu mà mình và họa sĩ được cung cấp để so sánh đối chiếu và đưa vào sử dụng khá phong phú, từ tượng, tranh cổ, tài liệu tiếng Việt cho tới tư liệu từ các nước đồng văn như Trung, Nhật, Hàn... Nhìn chung, tôi và họa sĩ đã làm việc rất nghiêm túc, bám sát tư liệu có trong tay để đưa ra được phần minh họa và phỏng dựng chính xác nhất có thể về trang phục của người thời đó.

—Linh

Cổ súy hành vi lệch lạc tình dục

[మార్చు]

Trước tình tiết đôi nhân vật Diên Trường và Bang Cơ vốn là chị em cùng mẹ lại có quan hệ yêu đương thầm kín, trong dư luận sớm diễn ra tranh cãi về việc có hay không sự cổ súy các hành vi tình dục ấu dâmphi luân[2] ngay khi sách còn chưa phát hành. Nhiều ý kiến lại cho rằng, đặc thù của loại hình tiểu thuyết là hư cấu, cho nên trong khuôn khổ văn chương thì điều đó được chấp nhận; số khác lại dẫn ra nhiều tác phẩm văn chươnghội họa có đề cập thẳng thắn đến hành vi lệch lạc tình dục, để đi tới kết luận rằng mối tình Diên Trường - Bang Cơ không đáng bị lên án[2]. Tuy vậy, việc mô tả tình dục sai lệch trong Thành kỳ ý được nhận định là "lộ liễu", "phô", "cho thấy trình độ người viết còn non kém".

Nghi án đạo văn

[మార్చు]

Chỉ chưa đầy hai tuần sau khi trình diện, Thành kỳ ý đã bị độc giả đem ra soi xét vì những nghi vấn đạo văn[18], điển hình là việc sao chép nhiều đoạn trong cuốn Tứ thư bình giải của soạn giả Lý Minh Tuấn[3], một số trang báo điện tử[19] và cả Wikipedia, thậm chí có những đoạn vô tình chép cả lỗi chính tả của nguyên bản. Trang 114 của ấn bản tiểu thuyết này có viết "Mai trắng tuy mảnh dẻ nhưng cứng cáp, hoa nhỏ nhưng đẹp thuần khiết, mùi thơm nhẹ nhàng, kín đáo. Người xưa lấy cái khí phách của mai ví như người quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Người cao tuổi chuộng cái già nua của lão mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Vóc dáng của mai được ví như người con gái quyền quý, khuê các", được chứng thực[20] là đoạn tả hoa mai của tác giả Vũ Huy Thành trong bài Mai trắng với văn hóa Việt, đăng trên báo điện tử Dân Trí ngày 23 tháng 1 năm 2012. Bên cạnh đó, sự biến mất đột ngột của một số bài báo đăng tin đạo văn[21] càng khiến độc giả hoang mang và phẫn nộ.

Trang Truyện Nguồn
10-11 Bữa ăn của Hoàng thượng chẳng vì không được nấu trong gian bếp Hoàng gia mà trở lên đơn giản đi. Đầy đủ ba mươi bảy món được bày biện đẹp mắt trên những chiếc đĩa sứ: Thức ăn gồm mười bảy món, bánh sáu loại, mứt năm loại, trái cây bốn loại, xôi ba loại, chè ba loại. Gạo thổi cơm phải là loại gạo thật trắng và chọn lựa từng hạt, nấu trong nồi đất, mỗi lần nấu xong thì đập bỏ. Đũa vua dùng phải vót bằng tre vừa mới trổ đủ lá và thay bỏ sau mỗi lần ngự thiện. Dưới thời Đồng Khánh, có một người Pháp tên là F. Baille đã có dịp được vào thăm viếng khá kỹ hoàng cung Huế và ghi lại việc ăn uống của nhà vua như sau: "Gạo đức vua dùng phải thật trắng và chọn lựa từng hạt, nấu trong nồi đất, mỗi lần nấu xong thì đập bỏ. Đũa vua dùng phải vót bằng tre vừa mới trổ đủ lá và thay đổi hàng ngày, loại đũa ngà không tiện dùng vì hơi nặng đối với tay nhà vua. Số lượng gạo phải được xem kỹ và cân thật đúng, không bao giờ nhiều hay ít hơn. Nếu đức vua không ăn như ngày thường, nếu ngài thấy không ngon miệng, thì ngài gọi các viên ngự y đến xem bốc thuốc. Mỗi lần dùng thuốc, ngài bắt các y sĩ uống trước mặt ngài"[22].
64 Nhưng chẳng phải còn có câu: "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiên hỹ nhân", tức là "Nói năng dối trá, chau chuốt nhan sắc, người như thế ít có đức nhân vậy". Muốn dáng vẻ bên ngoài đẹp đẽ, chẳng phải là cần trau chuốt nhan sắc sao ? Mà như thế thì ít có đức nhân, người có ít đức nhân sao có thể trở thành quân tử được ? Tử viết: Xảo ngôn, lệnh sắc, tiên hỹ nhân.
Dịch nghĩa: Đức Khổng tử nói - Nói năng dối trá, [chau chuốt] nhan sắc, [người như thế] ít có đức nhân vậy[23].
78-79 Sự bối rối của Khắc Xương khiến những đứa trẻ khác thấy làm lạ, chúng đã quen với một Tân Bình Vương trang nghiêm, phàm là những việc liên quan đến học tập thì đều rất chú tâm, nghiêm túc, không bao giờ để mình phạm lỗi.
"Vậy người hãy thử giải thích câu: Quan thư, lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương" - Thầy giáo ra đề cho Khắc Xương.
"Thưa thầy, đó là một câu trong sách Luận Ngữ, Đức Khổng Tử nói - Thơ Quan thư, vui mà không quá trớn, buồn mà không tổn hại - là ý ngợi khen câu Quan thư trong Kinh thi, bài thơ miêu tả tình cảm của một người quân tử, xốn xang đi tìm một người thục nữ để nên duyên vợ chồng, tương tự như đôi chim thư cưu ríu rít tìm nhau trên bến sông".
"Trò thử đọc bài thơ ấy lên xem !".
"Thưa thầy !" - Tân Bình Vương đưa mắt nhìn sang, bỗng bắt gặp ánh mắt người nào đó cũng đang chăm chú nhìn mình. Đột nhiên người cảm thấy cảm xúc đó ập đến, đọc to bài thơ Quan thư một cách trôi chảy và đầy xúc động:
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu
"Tốt lắm ! Đó chính là bài thơ Quan thư nổi tiếng trong Kinh thi" - Thầy giáo khen ngợi kiến thức của Khắc Xương. Đoạn, thầy chắp tay sau lưng, vừa thong thả đi lại trong lớp học, vừa say sưa bình giảng - "Tương truyền, người quân tử trong bài thơ này ám chỉ Văn Vương, một người quân tử mở nghiệp nhà Chu sau này. Ngài cũng có đủ tình cảm như mọi người: có lúc vui, lúc buồn, nhưng những nỗi vui buồn của ngài đều đúng chỗ, hợp đạo lý, không quá trớn đến độ gây nên tổn hại".
Tử viết: Quan thư, lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương.
Dịch nghĩa: Đức Khổng tử nói - Thơ Quan thư, vui mà không quá trớn, buồn mà không tổn hại.
Bình giải: Quan thư (關雎) là một bài thơ trong Kinh Thi, miêu tả tình cảm của một người quân tử, xốn xang đi tìm một người thục nữ để nên duyên vợ chồng, tương tự như đôi chim thư cưu (loài tu hú) ríu rít tìm nhau trên bến sông. [...]
Quan quan thư cưu,
Tại hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu.
Đôi thư cưu ríu ra ríu rít,
Tại bãi bằng dải đất bờ sông.
Yêu kiều thục nữ chưa chồng,
Có người quân tử thật lòng cầu thân.
Tương truyền, người quân tử trong bài thơ này ám chỉ Văn vương, một người quân tử mở nghiệp nhà Chu sau này. Ngài cũng có đủ tình cảm như mọi người: có lúc vui (lạc), lúc buồn (ai). Nhưng những nỗi vui buồn của ngài đều đúng chỗ, hợp đạo lý, không quá trớn đến độ gây nên tổn hại[24].
111 Năm ấy, khi quân nhà Minh sang xâm lược Đại Ngu, đánh bại cha con Hồ Quý Ly, đã đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. Khi Thái Tổ Cao Hoàng đế dấy binh dẹp quân Ngô, giành được thắng lợi đã tiếp tục chọn nơi đây là Kinh đô, đổi từ Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh. Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, đến năm 1428 thì dẹp tan quân Minh, đem lại nền thái bình cho đất nước. Sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Lê. Lê Thái Tổ quyết định vẫn đóng đô tại thành Thăng Long cũ, nhưng đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập, chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh.
Vậy là chỉ trong hơn 30 năm giai đoạn này, Thăng Long được/bị đổi tên tới 3 lần[25].
151 "Hay ! Rất hay !" - Bang Cơ không giấu nổi sự tâm đắc sau khi nghe những lời của Lạng Sơn vương - "Đối với một xã hội vàng thau lẫn lộn, ắt phải dùng luật pháp nghiêm minh để khắc chế tội phạm, đem sự công chính đến cho mọi người ! Lời khanh nói cũng rất hợp ý với trẫm". Trên phương diện trị an xã hội, lãnh đạo đất nước, mọi người trong xã hội chưa hoàn toàn là những người tốt, trong đó có nhiều kẻ tiểu nhân, đầu trộm đuôi cướp, nếu áp dụng quy luật đạo đức "dĩ đức báo oán", có lẽ đám tiểu nhân sẽ tha hồ tung hoành mà không bị trừng trị, đất nước sẽ rối loạn mất !
Đối với một xã hội vàng thau lẫn lộn, những kẻ xấu vô lương tâm nhiều hơn người tốt, ắt phải dùng luật pháp nghiêm minh (dĩ trực) để khắc chế tội phạm, đem sự công chính đến cho mọi người. Chủ trương của đức Khổng tử quả là thực dụng, cần thiết cho sự ổn định xã hội[26].

Dư luận dậy sóng

[మార్చు]

Ngày 12 tháng 2 năm 2016, một người xưng tên Linh Lan có gửi e-mail đến nhóm quản trị trang Ngôn Tình - Ném Đá Confessions lời đề nghị cộng tác làm phụ lục thêm cho ấn phẩm Thành kỳ ý, đồng thời yêu cầu xóa hết nội dung liên đới Thành kỳ ý (bao gồm cả nhiều bài chỉ trích) trên trang này, kèm mức giá 70 triệu đồng[27]. Thông tin này được trang Bookaholic đăng lại với chú dẫn: "[...] phía Thành Kỳ Ý sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền 70 triệu để bịt miệng". Nhưng trước đó, nhóm quản trị Ngôn Tình - Ném Đá Confessions đã liên lạc với phía Nguyễn Khánh Dương (Comicola) để xác thực. Như vậy, mặc dù danh tính của người gửi thư điện tử đó chưa được rõ, nhưng các bên đều nhất quán rằng không có liên đới Comicola và Linh&San. Tuy nhiên, dư luận chỉ trích xung quanh Thành kỳ ý[28] không vì thế mà giãn bớt.

  • Nguyễn Khánh Dương (Comicola): "Chúng tôi không ủng hộ cho hành vi vi phạm bản quyền, nếu có. Chúng tôi đã yêu cầu tác giả có những giải trình và sẽ cân nhắc về việc có hợp tác làm tập 2 với tác giả không"[19].
  • Linh: "Tôi khẳng định Thành Kỳ Ý là sản phẩm của tôi và họa sĩ San, chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của nó. Chúng tôi ghi nhận những ý kiến trái chiều từ độc giả, cá nhân tôi cũng nhận thấy sơ suất của mình trong việc thiếu trích dẫn nguồn tài liệu nghiên cứu, vì vậy, trong lần tái bản tiếp theo, tôi sẽ bổ sung thông tin này. Tuy nhiên, chúng tôi phản đối việc một số người quy chụp Thành Kỳ Ý là đạo"[19].

Tranh cãi của các bên liên quan

[మార్చు]

Vào khoảng thời gian chưa khẳng định được thực hư việc đạo văn, nhóm Đại Việt Cổ Phong (đảm trách tư vấn văn hóa - lịch sử) đã có nhiều cuộc tranh luận với các độc giả lên án đạo văn và khẳng định nguồn sử liệu được cung cấp bởi nhóm này "không thể nào sai được". Trong lúc tranh luận, các thành viên của nhóm đã văng tục liên hồi, dẫn đến việc trang cộng đồng Ngôn Tình - Ném Đá Confessions phải cảnh cáo, cấm những độc giả dụng ngôn bất nhã. Theo nhiều nguồn tin, ngay khi những ngờ vực Thành kỳ ý đạo văn đang sôi nổi, cũng là lúc Đại Việt Cổ Phong đang gấp rút hoàn thiện việc gây quỹ cho dự án Hoa văn Đại Việt của mình, nên nhóm này đã nhất loạt im lặng trước sóng gió và không đưa ra thêm bình luận về vấn đề của Thành kỳ ý, đồng thời xóa hết các bài viết trước đó họ dùng để quảng cáo cho Thành kỳ ý theo thỏa thuận đôi bên cùng hưởng lợi[2].

Dù gì đi chăng nữa mình nghĩ tác giả nên hạn chế dùng chú thích, hoặc thậm chí không dùng chú thích. Nó là dấu hiệu rất nghiệp dư mà mình đã thấy trong nhiều tiểu thuyết lịch sử Việt Nam được xuất bản và trên các blog.[29]

—Trần Thị Thanh Trúc (Facebooker Lina Trần, nhóm trưởng Đại Việt Cổ Phong)

Chúng tôi chỉ là đơn vị đứng ra gây quỹ và chưa hề đọc trước bản thảo tác phẩm. Tác giả tự làm việc với đơn vị xuất bản nên chúng tôi không chịu trách nhiệm về sự việc này.[2]

—Nguyễn Khánh Dương (nhóm trưởng Comicola)

Đây là cuốn sách có sự hợp tác xuất bản giữa Comicola và Đông A nên mọi sửa chữa, thay đổi về nội dung, hình thức đều được Đông A trao đổi với tác giả và Comicola trước khi quyết định.[2]

—Đại diện Công ty Đông A

Phải nói một cách công bằng thì tôi rất ủng hộ các ý tưởng mới của các tác giả khi kết hợp các yếu tố lịch sử vào trong các tác phẩm truyện ngắn hoặc tiểu thuyết của mình. Một tác phẩm ra đời khó tránh khỏi những hạt sạn, có những hạt sạn có thể bỏ qua nhưng có những hạt sạn không thể làm ngơ nhất là khi nó vi phạm nguyên tắc đạo đức của người sáng tạo và quy định pháp luật. Đó là hạt sạn đạo văn. Hạt sạn này thật khó có thể làm ngơ khi mà chúng ta đang hướng tới một xã hội khuyến khích sự sáng tạo.[30]

Luật sư Nguyễn Văn Doanh (thụ lý vụ kiện xâm hại bản quyền)

Quan điểm nghịch chiều

[మార్చు]
Việc đưa ra các nghi vấn đạo văn (mà sau này đã được luật sư Doanh xác nhận trên phương diện pháp luật) ngay khi tác phẩm vừa xuất bản không phải nhằm để 'dìm hàng Việt', không ủng hộ sản phẩm Việt và gây ảnh hưởng xấu đến các tác giả đang nung nấu xuất bản truyện dã sử - lịch sử Việt Nam. Mà đây chính là động thái phản đối các hành vi xâm phạm bản quyền và luật sở hữu trí tuệ, đồng thời cũng là lời nhắc nhở đến với các tác giả trong giới sáng tác nghệ thuật: Viết văn là một nghề cao quý, sẽ không có hành vi đạo văn nào được chấp nhận và làm hoen mờ đi vẻ đẹp của văn học. Bất cứ vụ việc đạo văn nào cũng cần được công bố, lên án trong thời gian sớm nhất và đó cũng là quyền lợi - trách nhiệm của mỗi độc giả yêu mến văn học cùng lịch sử nước nhà.

—Nguyễn Huỳnh Đông (Facebooker Ryuu, đại diện bên khiếu kiện đạo văn và gian lận tài chính)

Nhân nói đến chuyện đọc sách có tâm, tôi thiết nghĩ người ta có câu 'sinh nghề tử nghiệp'. Đã chọn nghiệp cầm bút, hà cớ gì phải đếm sách đã đọc ? Người đọc sách mà đọc cốt lấy số, đọc nhanh nhanh cho xong như một thứ trọng trách phải gánh vác, đọc như vậy khác nào kẻ đói ăn ngồi nhai ngấu nghiến chén cơm trắng. Chỉ thỏa được cái đói nhất thời chứ chẳng tận hưởng được vị thanh ngọt của hạt ngọc thực, hưởng không hết vị thì việc ăn cơm cũng chỉ giống một thứ phản xạ có điều kiện 'đói - ăn' lặp đi lặp lại thôi.

—Cao Đức Minh Thành (Facebooker Casanova, đại diện bên khiếu kiện đạo văn và gian lận tài chính)

Lê Ngọc Linh đã thực hiện gây quỹ cộng đồng trên trang Comicola với lời hứa hẹn về một tiểu thuyết lịch sử được viết một cách công phu chưa từng có. Quả là chưa từng có một tiểu thuyết dã sử hay lịch sử nào ở Việt Nam lại có nhiều đoạn đạo văn như vậy, và chưa có nhà văn nào ngang nhiên đao to búa lớn rằng: Điều tôi nghe nhiều nhất thời gian gần đây chính là câu 'Thành kỳ ý dùng lịch sử để PR'. Mỉa mai thay !

—Trần Thị Hằng (độc giả đại diện bên góp quỹ)

Thành Kỳ Ý - ba chữ này hiện đang làm lũng đoạn giới văn chương và độc giả nước nhà. Ngưng nói về Linh đi ! Được, ngưng nói về Linh, chỉ muốn hỏi Comicola một câu thôi - Các anh chị là người có học, học cao, và tư tưởng tiến bộ, đều hướng tới cái mới và cái đẹp - cái nhân văn. Vậy, tại sao việc chị Linh sai rành rành ra đó (hay đến bây giờ các anh chị vẫn cho rằng chị Linh chỉ có chút thiếu sót chứ không phải lỗi lầm gì quá lớn ? - Nếu thế thì thôi, bỏ đi), nhưng nếu các anh chị có trót động lòng, và cho rằng chị Linh có lỗi trong việc này, tại sao chị Linh không một tiếng chính thức công khai xin lỗi độc giả (vì các anh chị ra thông cáo rằng đã đến làm việc và xin lỗi dịch giả Lý Minh Tuấn; các anh chị nói sao thì em biết vậy đi). Hay chị Linh là phụ nữ trưởng thành, có thể tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình, không thể ép chị ấy một tiếng xin lỗi ? Hay, chị ấy cảm thấy không đáng ? Các anh chị có từng nghĩ không, nếu ngay ban đầu, thay vì quay ra chĩa mũi dùi vào độc giả, những người phản ứng vì Thành Kỳ Ý mượn câu chữ chưa xin phép, thay vì bạc bẽo và mỉa mai chì chiết như thế, các anh chị đứng ra trấn an độc giả, tìm hiểu cặn kẽ sự việc để có một câu trả lời thỏa đáng nhất, sự việc đã không bung bét như thế này, để không ai phải cay nghiệt với ai như thế này. Là bởi cái tôi của các anh chị bự quá, không chấp nhận được sai lầm, chứ chớ nói đến xử lý khủng hoảng truyền thông cái gì. Cho dù là sai, nhưng không cho phép người khác nói mình sai ? Đúng là có nhiều dạng để nổi tiếng, có thể sau vụ việc này chị Linh sẽ tiếng tăm hơn, Thành Kỳ Ý được biết đến nhiều hơn và Comicola lừng danh hơn. Nhưng cuối cùng, cái còn ở lại là lương tâm, và niềm tin. Tất nhiên là em chẳng thể tẩy chay Comicola một đời một kiếp này đâu, nhưng nói rằng chuyện khiến em rất buồn, các anh chị có thấy sến nổi da gà không ? Tất cả những điều này, anh chị biết tất cả những điều này, hơn ai hết ?

—Nguyễn Ngọc Huyên (độc giả đại diện bên góp quỹ)

Hai bản thông cáo và bốn trang phụ lục

[మార్చు]

Trước thông tin Thành kỳ ý tự ý sao chép nhiều đoạn trong sách Tứ thư bình giải, soạn giả Lý Minh Tuấn đã ủy thác luật sư Nguyễn Văn Doanh (Vietnam IPR Infringement) điều tra và đối chất với các bên liên quan, gồm: Nhà xuất bản Văn Học, Nhà sách Đông A, Comicola, Linh&San; các bên tiến hành gặp gỡ trực tiếp[31] hồi chiều 26 tháng 2 năm 2016 tại số nhà 6, đường Tôn Đức Thắng, quận 1, Sài Gòn. Ngay sau đó, phía Comicola và Linh&San (các bên chịu trách nhiệm lớn nhất) nhất loạt đăng thông cáo trên trang chủ Facebook của mình; tuy nhiên, các dấu hiệu sai phạm chỉ được nêu rất dè dặt, lối dùng quá nhiều từ ngoại ngữ trong các thông cáo liên quan và tối đa hạn chế việc đề cập đến vai trò của đương sự trong vụ gian lận... Những hành vi ấy bị dư luận tiếp tục vạch trần và đàm tiếu, một số người còn nói rằng "cách nhận lỗi bằng những ngôn từ đầy hách dịch và ngụy biện, câu chữ quanh co vá chằng vá đụp", cũng như hướng khắc phục hậu quả đều "không có thành ý" (Sở vị xảo kỳ ý giả, vô tự khi dã).

Buổi làm việc diễn ra trên tinh thần thiện chí và trách nhiệm. Trong buổi làm việc, tác giả Linh đã gửi lời xin lỗi dịch giả Lý Minh Tuấn. Tác giả Lý Minh Tuấn cũng đã rất thông cảm và chia sẻ với Linh những khó khăn mà các tác giả trẻ thường gặp phải. Trên tinh thần trách nhiệm và tôn trọng độc giả, được sự đồng ý của tác giả Lý Minh Tuấn, ngay sau buổi làm việc, Nhà xuất bản Văn học, công ty Đông A và công ty Comicola sẽ bổ sung phụ lục cho cuốn sách 'Thành kỳ ý', đồng thời sẽ chuyển phần phụ lục đó tới tất cả những bạn đọc đã mua tác phẩm này trước đây. Bản phụ lục sẽ được hoàn thành chậm nhất vào ngày 10 tháng 3 năm 2016, bao gồm đầy đủ chú thích đối với những trích dẫn từ tác phẩm 'Tứ thư bình giải' của tác giả Lý Minh Tuấn cũng như các nguồn tham khảo của các tác giả khác. [...] Nhà xuất bản Văn học, công ty Đông A, Công ty Comicola xin chân thành cảm ơn tác giả Lý Minh Tuấn về sự thiện chí hợp tác và ứng xử rất văn hóa của ông. Đồng thời, chúng tôi cũng chân thành cảm ơn đông đảo bạn đọc đã có những góp ý, phê bình hết sức nhanh chóng, thẳng thắn, khách quan để chúng tôi kịp thời khắc phục thiếu sót cho ấn phẩm của mình nhằm phục vụ độc giả ngày một tốt hơn.

—Trích thông cáo của nhóm Comicola

Chiều tối qua, nhờ có sự hỗ trợ của chuyên gia bản quyền là anh Nguyễn Văn Doanh, tôi đã có cơ hội được kết nối trực tiếp với thầy Lý Minh Tuấn, tác giả - dịch giả cuốn sách 'Tứ thư bình giải'. Nhờ vậy, tôi đã có thể trực tiếp gửi tới thầy lời xin lỗi chân thành về thiếu sót của mình trong việc sử dụng trích dẫn tác phẩm. Thầy Lý Minh Tuấn đã mở lòng đón nhận lời xin lỗi này của tôi, và đồng ý cho tôi tiếp tục sử dụng 'Tứ thư bình giải' của thầy và hỗ trợ tôi trong các tập tiếp theo đối với các vấn đề mà tôi chưa nắm vững. Đối với sai sót trong việc thiếu trích dẫn nguồn trong tập 1, tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới các bạn độc giả, những người đã đọc sách và ủng hộ tôi. Tôi sẽ cùng phối hợp với các bên liên quan để bổ sung phụ lục cho cuốn sách 'Thành kỳ ý'. Bản phụ lục bao gồm đầy đủ các chú thích đối với những trích dẫn từ tác phẩm 'Tứ thư bình giải' của tác giả Lý Minh Tuấn cũng như các nguồn tham khảo của các tác giả khác sẽ được hoàn thành trước ngày 10 tháng 3 năm 2016.

—Trích thông cáo của tác giả Lê Ngọc Linh

Y hẹn ngày 10 tháng 3, đồng loạt Comicola và Linh&San đưa ra một thông báo dè dặt việc đã hoàn thành xong bản phụ lục dài 4 trang (thực ra chỉ là 2 mảnh giấy A4 với 4 mặt lác đác câu chữ), nhưng vẫn không công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời phía Comicola tuyên bố chỉ hoàn tiền cho những người đã góp quỹ (backer) qua trang chủ của mình, số người đã đóng góp bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng hoặc bưu điện thì không được đoái hoài. Tuy nhiên, bản phụ lục lại bị chỉ trích vì đầy lỗi chính tả và vi phạm cách trình bày một tài liệu tham khảo. Ngoài ra, một số tư liệu được chính tác giả Linh thú nhận có đạo văn như bản dịch Đạo đức kinh, Nam Hoa kinh, một số đoạn ở sách Đời sống trong tử cấm thành... không hề hiện diện trong đó. Sự kiện này được báo giới và cộng đồng mạng giễu là Con ma phụ lục (附錄鬼)[32].

Trước đó, vào ngày 16 tháng 2, tác giả đăng một tâm thư trên trang Facebook cá nhân của mình, trong đó có đoạn nguyên văn: "Chỉ riêng 'Tứ thư bình giải', cuốn sách dịch nghĩa - giải thích - bình giảng 4 cuốn cổ thư 'Luận ngữ', 'Mạnh Tử', 'Đại học', 'Trung dung' của tác giả Lý Minh Tuấn [...] Chưa kể tới hàng loạt những cuốn sách khảo cứu khác như 'Đại Việt sử ký toàn thư', 'Đại Việt khâm sử giám cương mục', 'Lịch triều hiến chương loại chí', 'Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ', 'Việt Nam phong tục', 'Việt Nam văn hoá sử cương', 'ngàn năm mũ áo', 'thi cử học vị học hàm dưới các triều đại phong kiến Việt Nam', 'Lão Tử đạo đức kinh' và 'Trang Tử nam hoa kinh'... và rất nhiều nguồn tài liệu tản mác trên mạng không xuất bản thành sách"[33][34]. Nhưng bẵng ít lâu khi vụ án tạm lắng, trên trang chủ của ba nhóm Linh&San, Comicola và Đại Việt Cổ Phong có hiện tượng tẩy trắng dần các thông tin liên quan đến việc đạo văn, gồm cả hai bản thông cáo thú tội, cũng như mức độ can thiệp của Comicola và Đại Việt Cổ Phong vào đề án này.

Tham khảo

[మార్చు]
  1. Tiểu thuyết lịch sử Thành kỳ ý của tác giả 8X ra mắt tại Hà Nội - Thu Thủy & Lan Hương // Lao động Thủ đô, 18.01.2016 14:01, (GMT+7)
  2. 2.0 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 మూస:Chú thích web
  3. 3.0 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 మూస:Chú thích web
  4. Review Thành kỳ ý 1 2
  5. Thành kỳ ý và vụ đạo văn
  6. Đại Học, chương Thành ý.
  7. Tranh cãi về tên truyện
  8. Tên sách mang tính đánh đố người đọc - Tuy Hòa // Văn nghệ Công an Nhân dân, 21.02.2016, 08:00 (GMT+7)
  9. Sách Thành kỳ ý: Gây tranh cãi vì tranh minh họa giống Trung Quốc - Nha Đam // Thể thao & Văn hóa, 18.01.2016, 06:52 (GMT+7)
  10. Nguồn tin ẩn danh từ nhóm Đại Việt Cổ Phong cho biết. Tuy nhiên, trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì họ chỉ công bố ba cái tên Ngô Quang Thiện, Phan Thanh Nam và Nguyễn Ngọc Phương Đông (sau lại bỏ Phan Thanh Nam để chạy tội).
  11. Thành kỳ ý giải nghĩa chữ Hán sai lệch
  12. Lễ cưới chấn động kinh kỳ của nàng công chúa câm // Kiến Thức, 23.02.2013, 07:30 (GMT+7)
  13. Vẫn là hoàng liên trâm
  14. PR cho lịch sử hay dùng lịch sử để PR - Nguyễn Đinh Phương Quỳnh // PRVietNam, 26.04.2016 (GMT+7)
  15. Truyện hàm răng đen
  16. Ngỡ ngàng vì vua Lê Thái Tông đẹp như... soái ca - Nha Đam // Thể thao & Văn hóa, 18.01.2016, 11:49 (GMT+7)
  17. Truyện tranh đâu chỉ dành cho trẻ em - Nguyên Vân & Ngọc An // Thanh Niên Online, 06.01.2016, 06:04 (GMT+7)
  18. Nghi vấn Thành kỳ ý đạo văn - Hoa Khang // Zing, 19.02.2016, 16:39 (GMT+7)
  19. 19.0 19.1 19.2 మూస:Chú thích web
  20. Thành kỳ ý đạo những nguồn nào ?
  21. Sự lố bịch trong truyền thông của Thành kỳ ý
  22. Một nét đặc trưng của di sản văn hóa ẩm thực Huế - Gạo De An Cựu - HV // Tạp chí Sông Hương, 29.04.2011, 16:51 (GMT+7)
  23. Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải, trang 14, câu 3.
  24. Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải, trang 72, câu 20.
  25. Hoàng thành Đông Kinh thời Lê // Hoàng thành Thăng Long, 16.01.2010, 06:00 (GMT+7)
  26. Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải, trang 358-359, câu 34.
  27. 70 triệu đồng và con sâu làm rầu nồi canh
  28. Thành kỳ ý - Ủng hộ hay phản đối ?
  29. Soái ca - Diệp Vấn - Thành kỳ ý - Hà Quang Minh // Báo Lao động, 25.01.2016, 02:16 (GMT+7)
  30. Cập nhật kết quả vụ đạo văn của Thành kỳ ý
  31. Riêng Lê Ngọc Linh viện cớ đang ở cữ nên chỉ dám đối diện với soạn giả Lý Minh Tuấn qua webcam. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên tác giả Linh đem con cái ra làm lá chắn cho bản thân khỏi mũi dùi công luận.
  32. Văn hóa đọc của người trẻ Việt đang "chết chìm" trong những tác phẩm ngôn tình ba xu ? // CafeBiz, 26.07.2016, 10:52 (GMT+7)
  33. Ngay sau khi bức tâm thư được công bố, tác giả bị phê phán là mắc lỗi chính tả, gọi sai tên sách và thiếu tôn trọng độc giả.
  34. Tâm và tài - Lời gửi tới tác giả tiểu thuyết Thành kỳ ý

Trang ngoài

[మార్చు]
  • Nhóm trang chủ của tác phẩm: 1 2 3 4
  • Nhóm trailer quảng cáo: 1 2 3